Xe nâng hàng là thiết bị thuộc danh mục có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động. Do đó, trước khi đưa vào sử dụng lần đầu bắt buộc phải kiểm định kỹ thuật an toàn lao động. Dưới đây là 7 điều cần biết trước khi kiểm định xe nâng.
Kiểm định xe nâng là gì?
Kiểm định xe nâng còn được gọi là kiểm định kỹ thuật an toàn xe nâng là quá trình kiểm tra, đánh giá tình trạng kỹ thuật của xe nâng dựa trên các tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành nhằm đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng.
Theo thông tư số 54/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 12 năm 2016 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thì đối tượng áp dụng là các xe nâng hàng có tải trọng từ 1000kg trở lên, di chuyển bằng bánh lốp, dùng để nâng, hạ tải.
Các loại xe nâng cần kiểm định
- Xe nâng hàng: Đây là kiểu xe nâng hoạt động bằng động cơ điện hoặc dầu, hiệu suất mạnh mẽ. Xe dùng để nâng pallet hàng hóa dễ dàng từ khu vực này tới khu vực khác.
- Xe nâng người: Đây là loại xe dùng để đưa con người từ dưới thấp lên cao làm việc với phần sàn thiết kế an toàn. Được sử dụng ở công trường xây dựng, sửa chữa làm giàn.
Xe nâng giờ đây được sử dụng ngày càng rộng rãi hơn trong nhiều lĩnh vực vì nhiều đơn vị sản xuất, cung cấp và vận chuyển hàng hóa. Nhất ở khu vực cảnh, sân bay thì cực kỳ cần xe nâng đưa hàng vào kho – xuất kho lên các giàn cao để được nhiều hàng hóa hơn.
Quy định về việc kiểm định này nhằm mục đích bảo vệ an toàn cho hàng hóa và con người. Đối tượng áp dụng là các công ty, cơ quan, doanh nghiệp, cá nhân sử dụng – quản lý xe nâng hàng.
Tại sao cần kiểm định xe nâng?
Kiểm định xe nâng hàng là việc đội ngũ chuyên môn được cấp giấy phép hành nghề kiểm định kỹ thuật an toàn xem xét, kiểm tra toàn bộ lại chất lượng xe. Đồng thời đánh giá kỹ thuật xe trên các tiêu chuẩn hiện hành có đạt không, có tốt, an toàn khi sử dụng và không gây nguy hiểm không.
Dựa vào cách thức hoạt động trên bạn có thể dễ dàng nhận thấy lợi ích của kiểm định xe nâng hàng:
- Đảm bảo an toàn cho con người trong quá trình máy vận hành, đặc biệt đối với loại xe nâng người
- Phát hiện sớm các vấn đề nếu xe bị lỗi cần sửa chữa
- Tuân thủ các quy định do nhà nước ban hành yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động
- Công đoạn kiểm định cũng chính là bằng chứng pháp lý để cho khách hàng căn cứ giải quyết các vấn đề xung đột trách nhiệm hay giải thích cho đơn vị bảo hiểm.
Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn xe nâng hàng
Kiểm định xe nâng hàng sẽ thực hiện theo QTKĐ: 17-2016/BLĐTBXH ban hành kèm theo Thông tư số 54/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 12 năm 2016 của Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội.
Chuẩn bị kiểm định
Thứ nhất, trước khi tiến hành kiểm định thiết bị, tổ chức kiểm định và cơ sở phải phối hợp, thống nhất kế hoạch kiểm định, chuẩn bị các điều kiện phục vụ kiểm định và cử người tham gia, chứng kiến kiểm định.
Thứ hai, kiểm tra hồ sơ:
- Lý lịch thiết bị, hồ sơ kỹ thuật của thiết bị.
- Giấy chứng nhận hợp quy do tổ chức được chỉ định cấp theo quy định.
Đánh giá kết quả kiểm tra hồ sơ: Kết quả đạt yêu cầu khi đầy đủ và đáp ứng các quy định nêu trên. Nếu không đảm bảo, cơ sở phải có biện pháp khắc phục bổ sung.
Thứ ba, chuẩn bị đầy đủ các phương tiện kiểm định phù hợp để phục vụ quá trình kiểm định.
Thứ tư, xây dựng và thống nhất thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn với cơ sở trước khi kiểm định. Trang bị đầy đủ dụng cụ, phương tiện bảo vệ cá nhân, đảm bảo an toàn trong quá trình kiểm định.
Tiến hành kiểm định
Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài: trong quá trình kiểm tra, vị trí kiểm định phải đảm bảo: mặt bằng thông thoáng, đủ ánh sáng; nền móng cứng vững, phải có biện pháp cảnh báo, hướng dẫn và bảo đảm an toàn trong suốt quá trình kiểm định.
- Kiểm tra tình trạng bên ngoài, thiết bị công tác, cơ cấu hoạt động, hệ thống thủy lực…Khi có nghi ngờ thì yêu cầu cơ sở áp dụng các biện pháp kiểm tra bổ sung phù hợp để đánh giá chính xác hơn
- Kiểm tra các hệ thống đèn chiếu sáng, tín hiệu, âm thanh ...
- Kiểm tra hệ thống di chuyển, bánh xe
- Kiểm tra hệ thống phanh
Kiểm tra kỹ thuật - thử không tải:
- Kiểm tra hoạt động của của các cơ cấu nâng hạ, thủy lực.
- Kiểm tra hoạt động của hệ thống điện: đèn, còi, xi nhan.
- Kiểm tra hoạt động của hệ thống phanh, hệ thống lái: thử phanh, thử lái không tải.
Các chế độ thử tải - phương pháp thử:
- Thử tải phải tuân thủ theo sơ đồ tải trong do nhà sản xuất cung cấp theo xe
- Thử tải tĩnh: 125% tải làm việc max (tải trọng thử được nâng ở độ cao 100mm đến 200mm so với mặt đất, thời gian thử 10P)
- Thử tải động: 110% tải làm việc max (nâng, hạ tải trọng thử 3 lần, kiểm tra kết cấu kim loại, hệ thống thủy lực. Cho xe nâng di chuyển tiến, lùi, quay, kiểm tra hệ thống di chuyển)
Xử lý kết quả kiểm định
Kết quả Kiểm định xe nâng đạt yêu cầu: Lập biên bản kiểm định với đầy đủ nội dung theo mẫu quy định trong QTKĐ 17 – 2016/BLĐTBXH, dán tem kiểm định xe nâng và Cấp giấy chứng nhận kiểm định xe nâng.
Kiểm định xe nâng hàng không đạt yêu cầu: Lập biên bản kiểm định, ghi rõ lý do thiết bị không đạt yêu cầu kiểm định, kiến nghị cơ sở khắc phục và thời hạn thực hiện các kiến nghị đó; đồng thời gửi biên bản kiểm định và thông báo về cơ quan quản lý nhà nước về lao động địa phương nơi lắp đặt, sử dụng thiết bị.
Các quy chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng trong kiểm định xe nâng
Các tiêu chuẩn, quy chuẩn kiểm định xe nâng được sử dụng trong quá trình kiểm định an toàn phải được cơ quan chức năng nước sở tại cho phép.
- QCVN 25:2015/BLĐTBXH, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với xe nâng hàng sử dụng động cơ, có tải trọng từ 1.000 kG trở lên
- QCVN 22:2010/BGTVT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chế tạo và kiểm tra phương tiện, thiết bị tháo dỡ
- QCVN 13:2011/BGTVT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe máy chuyên dùng
- QTKĐ: 17-2016/BLĐTBXH, Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn xe nâng hàng
- TCVN 4244:2005, Thiết bị nâng – Thiết kế, chế tạo và kiểm tra kỹ thuật
- TCVN 4755:1989, Cần trục, yêu cầu an toàn đối với hệ thống thủy lực
- TCVN 5207:1990, Máy nâng hạ, cẩu container – Yêu cầu an toàn
- TCVN 5179:1990, Máy nâng hạ – Yêu cầu thử nghiệm thiết bị thủy lực về an toàn
- TCVN 7772:2007, Xe máy và thiết bị thi công di động. Phân loại
Có thể kiểm định xe nâng hàng với các chuẩn của nước ngoài nhưng không được thấp hơn mức quy định trong nước.
Chi phí kiểm định xe nâng hàng?
Ngày 11 tháng 11 năm 2016 Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư 41/2016/TT-BLĐTBXH Quy định giá tối thiểu đối với dịch vụ Kiểm định kỹ thuật an toàn lao động máy, thiết bị, vật tư và các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động trong đó giá kiểm định xe nâng hàng.
Từng trường hợp cụ thể mà giá kiểm định xe nâng hàng có thể thay đổi. Mời bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn rõ hơn.
Đơn vị kiểm định xe nâng hàng
Với kinh nghiệm hơn 10 năm hoạt động trong lĩnh vực kiểm định Công ty cổ phần kiểm định và huấn luyện an toàn công nghiệp miền nam có đầy đủ chức năng kiểm định các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động trong đó có kiểm định xe nâng hàng.
Mọi yêu cầu xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN KIỂM ĐỊNH VÀ HUẤN LUYỆN AN TOÀN CÔNG NGHIỆP MIỀN NAM
Trụ sở chính: 72/11 Đ Đường Số 4, Phường Hiệp Bình Phước, Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh
Văn Phòng Bình Dương: 66/15A Đường Ống Nước Thô, KP Tân Hòa, P. Đông Hòa, TX. Dĩ An, T. Bình Dương
Văn Phòng Miền Trung & Tây Nguyên: Thị Trấn Tuy Phước, Huyện Tuy Phước, Tỉnh Bình Định
Điện thoại: 028 62 76 74 79
Hotline: 0945 044 163
Email: [email protected]
Web: www.kiemdinhatmn.com